1
Bạn cần chúng tôi hỗ trợ gì không ạ?

Phân tích bài thơ Muốn lấy chồng của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Muốn lấy chồng của Nguyễn Khuyến - 4.0 out of 5 based on 3 votes

User Rating: 4 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Inactive
 

Phân tích bài thơ Muốn lấy chồng của Nguyễn Khuyến

Bài thơ "Muốn lấy chồng" của Nguyễn Khuyến sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú, vừa nhẹ nhàng nói ra tâm sự của người con gái chưa chồng lông bông, vừa thể hiện được ý nghĩa sâu xa của chính trị thời bấy giờ

Những bài thơ của Nguyễn Khuyến cực kỳ sâu sắc, vừa thể hiện được hiện thực, vừa hàm chứa ý nghĩa chính trị sâu xa. Trong số những bài thơ nổi danh của ông, bài thơ "Muốn lấy chồng" là một bài thơ được đánh giá cao:

Bực gì bằng gái trực phòng không?
Tơ tưởng vì chưng một tấm chồng.
Trên gác rồng mây ngao ngán đợi,
Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông.
Mua vui, lắm lúc cười cười gượng,
Bán muộn, nhiều phen nói nói bông.
Vẫn tưởng có chồng như có cánh,
Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông.

Đây là bài thơ làm theo vần đã được quy định trước, để xướng hoạ với nhau. Căn cứ theo nội dung bài thơ, có ý kiến cho rằng tác giả làm bài này khi vua Hàm Nghi xuất bôn, các quan lại ngơ ngác như gái không chồng, muốn tâm sự mà e tai mắt của Pháp, bèn truyền miệng nhau một đầu đề thơ hạn vần “không chồng trông bông lông”.

 

Nguyễn Khuyến

Bài xướng của Nguyễn Khuyến làm đã mở ra một hướng mới để châm biếm. Một số tác giả hưởng ứng bao gồm Ưng Bình, Mộng Phật, Nguyễn Khoa Vy, Nguyễn Trọng Trì.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến được biết đến là một vị quan có phẩm chất trong sạch, mặc dù làm quan nhưng ông nổi tiếng là người rất thanh liêm, chính trực. Nhiều những giai thoại kể về đời sống và những gắn bó của ông với nhân dân.

Xem thêm: Phân tích bài thơ Thăng Long thành hoài cổ

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất, nhà tan. Thời gian này, triều đại nhà Nguyễn đang ở giai đoạn lụi tàn. Cơ đồ của nhà Nguyễn gần như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.

Nguyễn Khuyến

Ở giai đoạn này, Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến năm 1882 quân Pháp bắt đầu tiến đánh Hà Nội. Vào Năm 1885, thực dân Pháp lại tấn công vào kinh thành Huế. Kinh thành nhà Nguyễn bị thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân đứng lên đấu tranh, phong trào được hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng Phong trào Cần Vương tan rã.

Có thể nói, nhà thơ Nguyễn Khuyến sống giữa một thời kỳ mà các phong trào đấu tranh yêu nước thời bấy giờ, phần lớn các phong trào đấu tranh yêu nước đều bị thực dân, đế quốc dập tắt.

Phân tích bài thơ Muốn lấy chồng của Nguyễn Khuyến

Nhà thơ Nguyễn Khuyến thời gian này cảm thấy bất lực vì không thể làm được gì để có thể thời đổi được thời cuộc lúc bấy giờ nên ông xin cáo quan về ở ẩn...