1
Bạn cần chúng tôi hỗ trợ gì không ạ?

Phân tích bài thơ Hoài Cổ của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Hoài Cổ của Nguyễn Khuyến - 4.5 out of 5 based on 8 votes

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

Phân tích bài thơ Hoài Cổ của Nguyễn Khuyến

Bài này tuy đầu đề là “Hoài Cổ” nhưng thực ra nhà thơ muốn nói lên cảnh thực dân Pháp bắt dân ta đi phu khai mỏ ở miền núi, đắp đường xe lửa … bị chết nhiều.

Là một nhà thơ gần gũi với quần chúng nhân dân, dường như Nguyễn Khuyến sinh ra là để nói lên những nguyện vọng, những tâm tư tình cảm và kể cả nỗi khổ cực của những con người đầu tắt mặt tối mà suốt đời vẫn lầm lũi đi trong bóng đêm của sự nghèo nàn, túng quẫn.

Nhịp thơ ấy cũng đều đặn gõ vào thiên nhiên làng cảnh tạo nên những bức tranh thần tình có sức sống mãnh liệt và lay động lòng người.

Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một con người luôn mang nỗi đau đời, đau cho nhân tình thế thái. Cũng đã có một thời ông ra làm quan, làm quan đấy nhưng ngày đêm vẫn canh cánh trong lòng những nỗi niềm tất tả về cuộc sống. Triều đình nhà Nguyễn đã gây cho ông một vết thương lòng nhức buốt. Ông trở về quê làm bạn với cỏ cây, chim muông, núi đồi và sống một cuộc đời chan hòa giữa lòng nhân dân.

 

Phân tích bài thơ Hoài Cổ của Nguyễn Khuyến

Có lẽ phải nói rằng chính cuộc sống nơi thôn quê bình lặng này đã làm cho Nguyễn Khuyến có được những vần thơ có giá trị để đời. Là một người đã từng mười năm làm quan, ấy vậy nhưng khi trở về quê, ông lại rất dễ bắt nhịp với cuộc sống của những người nông dân khổ cực, bởi cao xa hơn hết ông có một tấm lòng giàu tình yêu thương và luôn trang trải với đời, với người.

Xem thêm: Phân tích bài thơ Chừa Rượu của Nguyễn Khuyến

Trong thơ của ông, thể hiện được sự đồng cảm, xót thương đối với tầng lớp nhân dân. Hoài Cổ là một bài thơ như thế. Chỉ với 8 câu thơ, tác giả đã vạch trần được tội ác của thực dân Pháp và nỗi khổ triền miên của người dân nước ta:

Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười,
Sự đời đến thế, thế thời thôi!
Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm,
Nước độc ma thiêng mấy vạn người.
Khoét rỗng ruột gan trời đất cả,
Phá tung phên giậu hạ đi rồi.
Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ,
Mây trắng về đâu nước chảy xuôi.

Là một nhà thơ có tâm huyết, ông bao giờ cũng cảm thấy đau đớn trước cảnh khổ’ sở của dân tình. Những bài thơ của ông viết về cuộc sống đồng ruộng của những người dân chân lấm tay bùn cứ như là một cuốn nhật ký sống, một bức tranh hiện thực sinh động vô cùng mà cũng xót xa vô cùng: “Thơ Nguyễn Khuyến là nỗi lòng đồng cảm đối với cảnh sống khó khăn khổ cực của người dân, thơ ông thấm đượm cái vị chua mặn của mồ hôi, vị cay đắng của sự cơ cực, và cả cái bề bộn, bức bối của công việc đồng áng quanh năm” (Nguyễn Khuyến).

Phân tích bài thơ Hoài Cổ của Nguyễn Khuyến

Tâm hồn nhà thơ như muốn cào xé, như có ai đang xát muối vào trong khi nghĩ đến những người nông dân đã phải bỏ xác ở vùng ma thiêng nước độc chỉ để làm lợi cho bọn thực dân mà thôi.

Rừng xanh núi đỏ hơn nghìn dặm

Nước độc ma thiêng mấy vạn người.

(Hoài cổ)

Cái chính và điều đáng nói ở Nguyễn Khuyến là ông không chỉ thấy được cuộc sống của những con người nơi đồng ruộng như một đêm đen mà xa hơn là ông đã tìm thấy cái sức sống, cái vẻ đẹp tiềm tàng sau những gương mặt đầy mồ hôi, nước mắt ấy. Vượt lên trên muôn vàn đau thương và thử thách là đức tính kiên cường, nhẫn nại, cần cù lao động của người nông dân, là tình gắn bó của họ với nông thôn, với ruộng đồng, là tinh thần lạc quan trong bất kì tình huống nào, kể cả trước cảnh bất công nghèo đói...