1
Bạn cần chúng tôi hỗ trợ gì không ạ?

Phân tích bài thơ Làm ruộng của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Làm ruộng của Nguyễn Khuyến - 4.3 out of 5 based on 65 votes

User Rating: 4 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Inactive
 

Phân tích bài thơ Làm ruộng của Nguyễn Khuyến

Bài thơ "Làm ruông" (Chốn quê) của Nguyễn Khuyến đã vạch trần được hiện thực cuộc sống khốn khó của người nông dân dưới thời quan Tây. Với lối văn hóm hỉnh, Nguyễn Khuyến thể hiện sự bất mãn với hiện thực một cách nhẹ nhàng.

Và yêu nước đối với Nguyễn Khuyến cũng còn là yêu lớp người nền tảng của đất nước, lớp dân quê, dân cày, đã hai sương một nắng sản xuất và đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Ông đã cúi xuống phản ánh sinh hoạt của họ.

Làm ruông

Dân quê ta đa số là tiểu nông bần nông đã phải sống chật vật, eo hẹp như thế nào, ông đã nói lên trong bài Làm ruộng:

Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thuê bò.
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua.
Tằn tiện thế mà sao chẳng khá?
Nhờ trời rồi cũng mất gian kho!

 

Chỉ với 4 câu thơ đầu, Nguyễn Khuyến đã vẽ lên một bức tranh hiện thực của xã hội thời bấy giờ:

Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thuê bò

Bằng 1 từ "vẫn", nhà thơ đã chỉ ra thực tế Người dân bị mất mùa liên tiếp "Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa". Sự thất bát về mùa vụ, gánh nặng "thuế quan Tây", gánh nặng trả nợ cho cuộc sống đã đẩy người dân vào đường cùng cực, đói kém. 

Ngay cả nhu cầu đơn giản về cuộc sống cũng chẳng đáp ứng nổi:

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua.
Tằn tiện thế mà sao chẳng khá?

Dù đã cố gắng ăn uống đạm bạc, không dám chi tiêu bất cứ nhu cầu gì của bản thân, thế nhưng, cuộc sống vẫn khó khăn, chẳng có đồng ra đồng vào. 

Làm ruông

Chỉ với mấy câu thơ ngắn ngủi, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã vạch trần được sự tàn ác của thực dân Pháp, phơi bày cuộc sống khốn cùng, khổ cực của người nông dân thời bấy giờ. Mặc dù nhà thơ đồng cảm với người dân nhưng lại bất lực trước hiện thực, những câu hỏi đặt ra chỉ để lửng mà chẳng có lời đáp.

Xem thêm : Phân tích bài thơ Muốn lấy chồng của Nguyễn Khuyến

Có thể nói, nhà thơ Nguyễn Khuyến sống giữa một thời kỳ mà các phong trào đấu tranh yêu nước thời bấy giờ, phần lớn các phong trào đấu tranh yêu nước đều bị thực dân, đế quốc dập tắt.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến thời gian này cảm thấy bất lực vì không thể làm được gì để có thể thời đổi được thời cuộc lúc bấy giờ nên ông xin cáo quan về ở ẩn.

Làm ruông

Nhà thơ không chỉ là một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu. Ông còn được coi là một nhân cách Việt Nam tiêu biểu thời bấy giờ, cái thời đại mất nước, con người dân tộc Việt Nam bị chà đạp, đói rét, lầm than. Về ở ẩn nơi làng quê nhưng ông vẫn giữ được cái gọi là khí tiết, phẩm chất của một người yêu nước chân chính và hòa mình cùng với nhân dân.

Ông là một trong những nhà thờ đau với nỗi đau của nhân dân, ông buồn vì sự nghèo đói của họ, nhưng ông càng đau đớn hơn khi nhìn thấy cảnh đất nước bị dày xéo và cảm thấy day dứt nỗi đau của một người ưu thời mẫn thế.