Giới Thiệu Rượu Làng Vọc - Vọc Long Tửu
- Details
- Published: Thursday, 01 March 2018 12:20
- Written by Admin1
- Hits: 8802
Rượu làng Vọc là đặc sản của xã Vũ Bản Bình Lục Hà Nam, một làng quê vùng chiêm chũng. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông và nấu rượu truyền thống. Rượu làng Vọc nơi đây được nâu theo công thức cổ truyền từ đời này qua đời khác, sau đó được hạ thổ ủ dưới ao, sau đó uống trực tiếp hoặc ngâm với các loại thuốc bắc, hoa quả, cảm giác khi uống vô cùng êm dịu.
Rượu làng Vọc đã vào Nam ra Bắc ngược xuôi khắp đất nước Việt Nam và đã khẳng định được chất lượng cũng như dang tiếng của mình. Thậm chí Rượu làng Vọc còn có mặt tại nước ngoài khi bà con Việt Kiều về đặt mua làm quà biếu người thân và bạn bè.
Giới thiệu về rượu làng vọc :
Từ bao đời nay, người làng Vọc chỉ trung thành với một công thức chưng cất rượu. Rượu được nấu bằng gạo đặc sản ủ với men ta gồm 36 vị thuốc Bắc. Công đoạn làm rượu rất công phu. Từ lúc úp men phải trải qua 2 – 3 ngày, chờ khi men dậy mới được mở. Cơm rượu nấu chín vừa, không khô hoặc nhão quá, đánh tơi để nguội trước khi rắc men, sau đó cho vào vò sành ủ 48 tiếng, khi có mọng mới được đổ nước, sau 2 đêm thì đem nấu.
Tương truyền, từ thế kỷ XIII, trên dòng Ninh Giang, thuyền rồng của Nhà Vua, thuyền buôn của các “chú Khách” thường xuyên về làng Vọc chở gạo, chở rượu đi giao dịch thập phương. Rượu làng Vọc đã theo chân thương nhân vào đến xứ Thanh, xứ Nghệ, lên xứ Lạng, Lào Cai, rồi được cung tiến dâng Vua ngự lãm. Rượu làng Vọc thơm nức mùi hương gạo, có vị đậm đà, ngọt lịm mà không say. Từ bao đời nay, người làng Vọc chỉ trung thành với một công thức chưng cất rượu.
Đặc điểm của rượu Làng Vọc
-
Rượu làng Vọc thơm ngon có tiếng với thương hiệu “Vọc Long Tửu” đã được vinh danh đứng thứ hai về chất lượng trên toàn quốc từ hội chợ triển lãm các sản phẩm đặc sản Việt Nam.
-
Người dân làng Vọc ngoài công việc chính hàng ngày làm ruộng, hầu hết các gia đình trong làng đều làm nghề nấu rượu, bán rượu, làm men rượu…
-
Lịch sử lâu đời, tương truyền, loại rượu này đã có từ thế kỷ XIII, trên dòng sông Ninh Giang, thuyền rồng của nhà vua, thuyền buồm của thương lái thuyền xuyên về làng Vọc chở gạo chở rượu đi giao dịch bốn phương.
-
Rượu được cách nấu bằng phương pháp thủ công truyền thống. Theo ông Nguyễn Văn Sự, sinh ra trong một gia đình đã có 3 đời nấu rượu và hiện tại vẫn đang theo nghề của ông cha để lại, nghề nấu rượu của làng đã phát triển từ rất lâu. “Ngày trước hầu như gia đình nào cũng trực tiếp làm men rồi tự chưng cất rượu đem bán cho các vùng lân cận”, ông nhớ lại. “Hồi đó chúng tôi tự làm men thuốc bắc nấu rượu thơm và ngọt lắm, uống lại không hại sức khỏe.
-
Làng vọc nơi đây hầu như nhà nhà nấu rượu, người người nấu rượu và không thể không nhắc đến các quán rượu nổi tiếng ở làng Vọc. Chỉ cần bước đến đầu chân làng là có thể ngửi thấy mùi men thuốc bắc thơm lừng từ những nhà nấu rượu.
Như thế nào rượu làng Vọc Binh Lục đạt tiêu chuẩn
Để một bình rượu đạt tiêu chuẩn ta phải có những yếu tố sau: Rượu sau khi khi chưng cất phải có mùi thơm nồng, uống vào thấy êm êm và tê đầu lưỡi, khi vào ruột thấy ấm ấm trong ruột, sau khi uống rượu không có cảm giác đau đầu.
Bí quyết rượu làng Vọc
Rượu được nấu bằng gạo đặc sản ủ với men ta gồm 36 vị thuốc Bắc nấu với gạo nếp, mà còn nhờ thiên nhiên ưu đãi cho nguồn nước đặc thù kết hợp với kỹ thuật nấu cổ truyền tạo nên bản sắc riêng. Công đoạn làm rượu rất công phu, phải qua 11 bước và khâu quan trọng nhất là chế biến men. Cơm rượu nấu chín vừa, không khô hoặc nhão quá, đánh tơi để nguội trước khi rắc men, sau đó cho vào vò sành ủ 48 tiếng, khi có mọng mới được đổ nước, sau 2 đêm thì đem nấu. Chỉ có một số người trong làng là học và làm được men thơm, ngon giữ được đúng hương vị đặc trưng của rượu làng Vọc. Úp men 2-3 ngày, tùy theo nhiệt độ ngoài trời. Khi đưa vào nấu rượu, gạo được sát chuội thổi thành cơm để đảm bảo không ướt dính, không khô quá rồi vào men, cho vào cong để ủ. Chờ khoảng 2 ngày, khi có nước mọng mới được đổ nước, sau 2 đêm nữa là có thể đun được. Nồi nấu rượu chỉ gồm có nồi đồng vấu tầu, máng gỗ, còi tre.
Với hàng chục năm làm nghề nấu rượu người dân làng Vọc đã xây dựng được hương ước bảo vệ và giữ gìn bí quyết gia truyền.
Xây dựng thương hiệu rượu làng Vọc
Quy ước quy định rõ ràng về chất lượng rượu cổ truyền làng Vọc, rượu chỉ dùng men thuốc Bắc, nấu với gạo đặc sản của quê hương, nghiêm cấm việc sản xuất rượu kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của làng. Hiện nay có nhiều công nghệ sản xuất rượu hiện đại nhưng người làng Vọc vẫn cất rượu theo phương pháp cổ truyền. Cầm chai rượu trong veo, chỉ cần mở nút hoặc lắc nhẹ, những bọt rượu23 lương thế vinh - phường ninh xá- tp bắc ninh - tỉnh bắc ninhchạy quanh chai bám chặt với nhau toả ra hương thơm ngào ngạt.
Liên hệ đặt mua
Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525
Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến)
Tại Sài Gòn: 184 Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình , TP HCM (vui lòng gọi trước khi đến)
Tại Bắc Ninh: 23 lương thế vinh - phường ninh xá- tp bắc ninh - tỉnh bắc ninh
Facebook: https://www.facebook.com/chodacsanvungmienvietnam
Related news items:
Newer news items:
- Hướng dẫn quy trình và các bước nấu rượu làng Vọc - 02/07/2018 08:08
- Nhà Văn Nguyễn Khuyến - Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Văn Thơ - 23/04/2018 09:14
- Cách làm men rượu của người dân làng VỌC - 19/04/2018 03:36
- Vị Trí Địa Lý Và Lịch Sử Hình Thành Huyện Bình Lục - 18/04/2018 06:50
- Câu chuyện thực hư về Rượu làng Vọc - 04/04/2018 03:00