Cách làm rượu dừa tại nhà
- Details
- Published: Monday, 18 January 2021 07:47
- Written by Admin4
- Hits: 943
Những trái dừa thơm ngon với thứ nước thanh mát luôn là thức uống được nhiều người ưa thích vào những ngày hè nóng bức. Không chỉ vậy, loại rượu này còn rất tốt cho sức khỏe. Vậy thì tại sao chúng ta không tự ngâm cho mình những bình rượu dừa để thưởng thức ngay tại nhà? Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách làm rượu dừa thơm ngon ngay tại gia đình mình.
Cách chọn quả dừa để ngâm rượu
Để có một bình rượu dừa ngon thì khâu chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Nguyên liệu chính ở đây chính là dừa. Bạn nên chọn những trái dừa Bến Tre có hình dáng to tròn đều, có đáy rộng như hồ lô. Tốt nhất nên chọn những trái dừa có độ già vừa phải, có lớp cơm dừa dày, vị thơm của cùi dừa ngai ngái hấp dẫn. Quả dừa được chọn thường có đường kính từ 18-18cm, nặng từ 1,4-1,6kg.
Nên chọn những quả dừa không quá già để làm rượu
Xem thêm: Hướng dẫn ngâm rượu hoa cúc tại nhà
Cách chọn rượu ngâm
Nếu không có rượu nếp, bạn có thể chọn loại rượu có nồng độ từ 40-45 độ. Sau khi ngâm đủ thời gian sẽ được khoảng từ 25-28 độ là chuẩn.
Cách ngâm rượu mật hoa dừa
Rượu mật hoa dừa có vị thơm của hoa dừa tự nhiên, thường có nồng độ từ 8-10% nên khi uống có cảm giác nhẹ như rượu vang, phù hợp với chị em phụ nữ. Cách ngâm rượu mật hoa dừa cũng khá kì công.
Mật hoa dừa chính là nhựa cây được lấy từ bắp hoa dừa non chưa nở, có màu ngà ngà trắng. Do trong thành phần của mật hoa dừa đã có đường nên khi uống có vị ngọt và mát. Giá thành của mỗi lít mật hoa dừa rơi vào khoảng 2-3 triệu/1 lít.
Mật hoa dừa sau khi lên men sẽ được chưng cất lấy một loại rượu vừa thơm, vừa ngọt và có nồng độ tương đối là 29%.
Để cất giữ hoặc đem ra thị trường, ngoài việc rót vào trong trái dừa già thì rượu dừa còn được rót vào chai và đóng thành thành phẩm. Rượu dừa có thể cất giữ được từ 5-10 năm tùy vào điều kiện. Rượu để càng lâu thì uống càng ngon.
Cách ngâm rượu trực tiếp trong trái dừa già
– Bước 1: Đầu tiên, bạn cần đục một lỗ nhỏ trên đầu trái dừa. Nên chọn đúng phần tâm của mắt trái dừa vì đây là chỗ yếu nhất, dễ đục thủng nhất của trái dừa. Sau đó, bạn rót phần nước dừa ra ngoài. Phần nước dừa bạn có thể uống vì rất ngọt và mát.
– Bước 2: Từ lỗ vừa đục, bạn đổ rượu nếp vào trong trái dừa đến khi rượu gần đầy trái dừa. Sau đó, bạn dùng vải hoặc nút đậy kín lỗ vừa đục. Đặt trái dừa ở nơi khô ráo, sau khoảng thời gian 30 ngày là có thể sử dụng được. Lúc này, cùi dừa sẽ ngấm vào với rượu nếp, làm cho hương vị rượu trở nên thơm ngon và béo ngậy.
Sau khi rượu dừa đã ngâm thành công, bạn dùng máy tiện hoặc máy bào để đục 1 lỗ nhỏ hình tròn để cắm vòi rót rượu sau này. Lỗ đục này không được quá sâu, tránh làm ảnh hưởng đến lớp cùi dừa bên trong. Để không cho các loại vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập vào trong trái dừa thì chỗ đục để lấy nước dừa ra và đưa rượu vào phải thật là kín.
Cách mở rượu dừa
Lấy cui rượu dừa hoặc vật sắc nhọn khoét một vòng tròn quanh miệng lỗ cắm, gẩy tung phần sót lại trên miệng lỗ ra ngoài. Vì đã được khoan hết phần cứng nên chiếc lỗ này rất dễ đục thủng. Sau đó, bạn đưa ống nhựa qua lỗ này, nhớ đưa phần nhỏ vào trước để được khít hơn với lỗ trên quả dừa, tránh tình trạng rượu bị rỏ ra ngoài trong khi rót. Vậy là bạn có thể dễ dàng thưởng thức những ly rượu dừa thơm ngon rồi.
Cách thưởng thức rượu dừa
Tùy thuộc vào sở thích của mỗi người mà có nhiều cách thưởng thức rượu dừa khác nhau như uống lạnh, uống nóng, uống kết hợp với các đồ ăn uống như hải sản, lẩu, nướng khô,…
Vị cay cay của rượu, vị ngọt dịu của cùi dừa hòa lẫn cùng với mùi thơm của rượu nếp khiến những ai thưởng thức rượu dừa cũng đều cảm thấy dễ chịu, khoan khoái. Có một bình rượu dừa trong nhà để thưởng thức cùng người thân, bạn bè, vừa lưu giữ những khoảnh khắc vui vẻ bên nhau lại vừa có công dụng tốt cho sức khỏe. Với cách làm rượu dừa như trên, bạn có thể tự làm cho mình bình rượu ngay hôm nay rồi.