1
Bạn cần chúng tôi hỗ trợ gì không ạ?

Công Dụng Của Rượu Tắc Kè

Công Dụng Của Rượu Tắc Kè - 5.0 out of 5 based on 1 vote

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

bình ngâm rượu tắc kèTắc kè được Đông y xếp vào loại thuốc bổ dương. Tắc kè có vị mặn, tính ấm, quy vào các kinh phế và thận, có công năng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm, nói chung là các hoạt động sinh dục kém...

Sử dụng tắc kè ngâm rượu được coi như một vị thuốc quý. Để giă tăng hiệu quả người ta thường sử dụng tắc kè thành đôi, tức 1 đực, 1 cái để ngâm rượu.  Muốn vậy cần loại bỏ mắt, nội tạng, móng, rửa sạch bằng rượu rồi đem ngâm với rượu. Nếu không ngâm tươi có thể sử dụng tắc kè phơi hay sấy khô để ngâm rượu. Trong quá trình chế biến tắc kè cần đảm bảo không làm mất đuôi vì đây là bộ phận rất quý.

Tác Dụng Rượu Nhung Hươu

Rượu tắc kè tươi

Tắc kè giết chết, bỏ hết phủ tạng, dùng bông thấm cồn 70 độ  lau sạch máu, sau đó cho rượu trắng ngâm gừng tươi giã nát bóp đều vào tắc kè, để 30 phút cho hết mùi tanh, để khô se. Thường ngâm một đôi: một con đực, một con cái hoặc nhiều đôi. Cho tắc kè vào bình, đổ rượu 60 - 70 độ  cho ngập tắc kè (một phần tắc kè, 5-8 phần rượu), ngâm 100 ngày, chiết lấy dịch lần một rồi ngâm tiếp lần hai bằng rượu 35 - 40 độ trong 60 ngày, lại chắt dịch ra, ngâm tiếp lần ba bằng rượu 35 - 40 độ trong 30 ngày. Hòa chung dịch ngâm của 3 lần lại để pha rượu thuốc.

Hé lộ sự thật về rượu cây anh túc


Tắc kè tươiRượu tắc kè khô

Tắc kè khô đã có sẵn hoặc đã chế biến như trên, chặt bỏ phần đầu từ mắt và 4 bàn chân. Có thể để cả con hoặc chặt thành mảnh nhỏ, sao nhỏ lửa tới hơi vàng, cho mùi thơm hoặc giã giập để có bột thô (nếu giã giập, thời gian ngâm rượu sẽ nhanh hơn), đổ rượu trắng 35 - 40 độ ngâm với tỷ lệ như rượu tắc kè tươi (1 phần tắc kè, 5 - 8 phần rượu) cũng ngâm như rượu tắc kè tươi.

Tác dụng của việc bạn uống rượu

tắc kè khôSong song việc ngâm rượu tắc kè có thể ngâm bình rượu thuốc gồm các vị: hà thủ ô đỏ 200g, ba kích 200g, nhục thung dung 100g, đảng sâm 200g, huyết giác 20g, đại hồi hoặc tiểu hồi 10g, trần bì 10g, đường trắng 200g, rượu trắng 35-40 độ với tỷ lệ 1 phần thuốc, 5 - 8 phần rượu. Ngâm trong 1 tháng, chắt lấy dịch thuốc, đổ rượu ngâm tiếp lần 2 trong 3 tuần, chắt lấy dịch, đổ rượu ngâm tiếp lần 3 trong 2 tuần. Hòa dịch thuốc của các lần ngâm lại. Lấy bình rượu tắc kè rót từ từ vào rượu thuốc (theo tỷ lệ 1 phần rượu tắc kè, 1 phần rượu thuốc hoặc 1 phần rượu tắc kè, 2 phần rượu thuốc), vừa rót vừa dùng đũa thủy tinh quấy đều để tránh rượu bị tủa. Sau cùng thêm đường trắng quấy đều cho tan, đổ thêm rượu cho đủ 4 lít. Cách dùng rượu tắc kè: Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Rượu bổ tắc kè rất tốt, tuy nhên không nên lạm dụng.

Tác Dụng Của Rượu Đinh Lăng

rượu tắc kè
Xem Thêm :
Hé lộ sự thật về rượu cây anh túc
 , 4 tác dụng không ngờ của rượu chuối hột
NHỮNG LƯU Ý VỀ CÁCH SỬ DỤNG TẮC KÈ :

1.Trước khi dùng ngâm rượu, tắc kè cần được bỏ đi mắt và nội tạng, cắt bỏ móng rồi rửa sạch bằng rượu sau đó phải ngâm ngay với rượu.

2.Tắc kè tươi cần được ngâm trong rượu có nồng độ cao 60 độ để làm chín tắc kè, tránh bị phân hủy làm hỏng cả bình rượu.

3.Nếu dùng tắc kè phơi khô hoặc sấy khô thì cần bảo quản kỹ trước khi ngâm rượu để đảm bảo chất lượng được tốt nhất. Khi ngâm rượu chỉ cần dùng rượu có nồng độ từ 40-50 độ là được.

4.Đuôi tắc kè rất quý vì có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng điều trị bệnh, vì thế khi chế biến tắc kè không nên làm mất đuôi. Đuôi tắc kè bị gãy vẫn có thể dùng tốt.